Đọc sách cùng Mai: Người đưa Uniqlo vào Tokyo

Lại tiếp tục series bài về cuốn sách Uniqlo đọc mãi chưa xong đây các bác.

Phần 1: Uniqlo và Mc Donald

Phần 2: Cửa hàng đầu tiên của Uniqlo

Phần 3: Cha truyền con nối

Giai đoạn tiếp theo của cuốn sách kể về những người đã góp sức đưa Uniqlo từ 1 chuỗi cửa hàng quần áo bình dân mà dân Tokyo, Osaka chả ai biết, trở thành 1 thương hiệu quốc dân tại Nhật như bây giờ.

Mở đầu chặng 2, tác giả có nói dù dùng từ nhân tài để nói về những nhân vật này, nhưng họ cũng đều là những người hết sức bình thường. Tuy vậy đây là profile của 1 người bình thường mà bác ấy nói =)).
MR SAWADA TAKASHI:

  •  Cựu salesman mảng hoá chất của tập đoàn Itochu. Mức lương thời 1997-1998 khi bác rời Itochu là 1650 man. Sau khi chuyển qua Uniqlo (lúc đó vẫn là 1 brand ko mấy tên tuổi) , bác vẫn yêu cầu giữ mức lương này trong ít nhất 1 năm đầu. Sau đó nếu bác ko làm được việc thì bác chấp nhận bị đuổi việc. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, bác từ Tenchou 1 cửa hàng ở Osaka (thì phải) đã dần được giao phó chức Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh, Trưởng phòng phát triển sản phẩm và sau đó là Phó Giám Đốc. Mức thu nhập 1 năm sau của bác sau khi đã đưa thành công Uniqlo lên Tokyo và trở thành phó giám đốc của Uniqlo nghe bảo tăng gấp đôi, tức là 3000 man vào năm 1998 :S. Tuy vậy ngay từ đầu bác cũng ko xác định sẽ gắn bó với Uniqlo lâu dài, và bác Tadashi chủ tịch Uniqlo cũng chấp nhận điều đó.
  • Lý do bác Sawada đi khỏi Itochu hồi đó là vì sau cả năm trời đề xuất với giám đốc Itochu lúc đó về việc Itochu cần phải sớm thâm nhập và phát triển mảng bán lẻ đi, vì nó rất tiềm năng (bác nhận ra tiềm năng của mảng này khi tham gia vào kế hoạch tái thiết lại Seven Eleven cùng Itoyo Kado mà Itochu có góp vốn), nhưng vì nhiều lý do mà Itochu vẫn mãi lần chần. Thậm chí cấp trên của bác Sawada lúc đó còn nói bác cố chờ khoảng 10 năm nữa thì chắc kế hoạch sẽ được triển khai. Nhưng bác chờ thế nào đc 10 năm, khi bác đã thấy tiềm năng của ngành bán lẻ như vậy. Thế là bác quyết định dứt áo khỏi Itochu để tìm 1 nơi có thể giúp bác phát triển và tích luỹ kinh nghiệm về mảng bán lẻ.
  • Sau khi hùng hồn dứt áo rời bỏ Itochu, bác lên Rikunavi để tìm việc như bao người khác. Anh phụ trách Rikunavi hồi đó ko hiểu nghĩ gì lại rất nhiệt tình giới thiệu cho bác 1 công ty ở 1 vùng cũng hẻo lánh quê quê ở Yamanashi, tên công ty thì thậm chí bác còn chả đọc đúng nổi. Anh ây bảo công ty có mấy trăm cửa hàng ở các địa phương nhỏ ở Nhật rồi, nhưng giám đốc đang muốn mở rộng hơn nữa. Giám đốc bên này nhiệt huyết lắm, hay bác cứ tới gặp thử nói chuyện xem thế nào. Thế là bác đi, dù hồi đó bác đã nhận được Naitei vào Starbucks.
  • Gặp bác Tadashii người nhỏ thó nhưng khẩu khí thì rất to xong, bác cũng bị thuyết phục, nên quyết định đầu quân vào đây và đề nghị bắt đầu từ vị trí Tencho để hiểu được Gemba…Sau đó thì đúng là bác bắt đầu từ vị trí Tencho thật. Và lúc đó bác mới nhận ra là cái lý tưởng mà ông giám đốc Tadashii kia nói về chuỗi cửa hàng của Uniqlo, nó khác xa so với thực tế. Thực tế là nhân viên Uniqlo hồi đó ko ai mặc đồ của Uniqlo cả. Khi hỏi tại sao thì nhân viên bảo ôi giồi ôi, thiết kế thì xấu (tiếng Nhật chính xác là từ ダサすぎ), màu thì dễ phai, lại còn giặt xong thì nhăn, mặc thế quái nào dc =)). Bác mới bảo thế này thì hỏng, nhân viên còn chê quắt cả lưỡi lại thế mà bảo vào Tokyo thì bán cho ai. Thế là bác viết mấy trang giấy về các vấn đề ở Gemba và fax ngay về cho tổng. Bác Tadashii bảo ok tao biết vấn đề rồi, vậy mày biết thế thì mày giải quyết đi. Tao giao cho mày chức Trưởng phòng kế hoạch cải tổ kinh doanh của công ty đấy. Thêm chức trưởng phòng phát triển sản phẩm nhé :))).
Và từ đó kế hoạch cải tổ toàn bộ bộ máy Uniqlo bắt đầu. Đó cũng chính là cách mà Uniqlo của những năm 1984-1998 chuyển mình để trở thành Uniqlo mà chúng ta biết ngày nay. Kế hoạch cải tổ thì hơi dài, mình sẽ viết trong phần sau nhá.
  •  Còn bác Sawada sau khi cải tổ Uniqlo xong, rất nhiều năm sau bác đã quay trở lại và trở thành giám đốc của Family Mart vào năm 2016. Family Mart được Itochu mua lại ngay 1 năm sau khi bác rời khỏi Itochu 😀. Tức là tròn 20 năm sau ngày bác rời khỏi Itochu vì ko thực hiện dc ước mơ phát triển mảng bán lẻ tại tập đoàn này, thì bác nhận dc offer để trở thành giám đốc của chuỗi combini mà tập đoàn từng mua lại. Kiểu duyên phận nên cuối cùng rồi cũng quay lại với nhau ấy.
Và đây là bài viết trên Forbes Japan về nhân vật bình thường mà tác giả của cuốn Uniqlo đề cập tới: https://forbesjapan.com/articles/detail/13728

TÔI CŨNG CHỈ MONG MÌNH LÀ 1 NGƯỜI BÌNH THƯỜNG NHƯ VẬY =)).

Phần 5: Chiếc áo làm fleece làm nên cú hit

@phanphuongmai51 Đồng Yên rớt giá kỉ lục, ko có dấu hiệu ngừng trong tiếng Nhật nói thế nào cả nhà nhỉ 😂💴. #maichiase ♬ original sound – Mai Ở Nhật