VOL 3: LITTE BROTHER & BIG SISTER

“I-House mãi luôn là nhà, là gia đình, là thế giới của tôi, và kỷ niệm với những người bạn ở đây mãi là những mảnh ký ức đẹp nhất về những ngày đầu tiên của tôi ở Nhật”

PHẦN 1:  NGƯỜI BẠN ĐẦU TIÊN Ở I-HOUSE

PHẦN 2: KỶ NIỆM ĐẦU TIÊN VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN Ở I-HOUSE

Kể một chút về chuyện học hành của mình ở NUFS (tên viết tắt của ĐH Ngoại ngữ Nagoya).

Vì là sinh viên trao đổi, nên chương trình học của tụi mình cũng hơi đặc biệt. Hàng ngày bọn mình học tiếng Nhật buổi sáng ở lớp dành riêng cho lưu học sinh, còn buổi chiều thì tham gia 1 vài lớp học bắt buộc và tự chọn về văn hoá và lịch sử Nhật Bản cùng với các SV người Nhật khác. 1 đến 2 tuần 1 lần bọn mình sẽ có những buổi trải nghiệm văn hoá cùng nhau, như bắn cung, trà đạo, cắm hoa hay làm đồ gốm,…À, nhân tiện nói về bắn cung, mình cũng từng được đến tham quan trường dạy bắn cung thật cùng các bạn trong CLB Cung đạo của trường, cũng giương cung ngắm đích bắn như ai, mỗi tội bắn xong nhìn xuống thấy mũi tên rơi xuống đất cách mình 1m mà cách đích cả chục mét .

Quay trở lại chuyện học ở trường. Giờ học tiếng Nhật của lưu học sinh được chia làm 4 lớp, xếp theo kết quả bài test phân loại đầu kì. Ngoại trừ các chị TQ và Hàn Quốc được xếp riêng theo chương trình exchange cho cao học, còn lại là các bạn Anh Mỹ Úc hầu hết chưa học tí TN nào 😂, một vài bạn học hết sơ cấp, và mình cùng vài bạn người Pháp và Mỹ, Úc khác trình đô N3-N2. Trong tình cảnh hết sức là thằng chột làm vua xứ mù ấy😁, mình được xếp vào lớp N- Lớp khá nhất dành cho du học sinh.

Tuy vậy, cũng như phần đông sinh viên VN khác khi học tiếng, ngữ pháp hay chữ Hán, từ vựng của mình khá tốt, nhưng khả năng nói thì cực dở. Trong khi các bạn khác học cùng lớp, hoăc thậm chí lớp dưới tuy khi làm test kết quả ko ổn lắm, nhưng giao tiếp tiếng Nhật khá ổn. Khả năng giao tiếp tiếng Nhật ko tốt, tiếng Anh lại chả nói được nhiều làm mình hầu như chỉ chơi được với mấy chị TQ, những người rất chịu khó chăm sóc và nói chuyện với mình vì thấy mình là SV duy nhất ở đấy ko có bất kì đồng hương nào.

Còn các bạn Anh Mỹ Úc khác rất cởi mở, nhưng vì sau khi tan học thường khi tụ tập mọi người lại nói tiếng Anh với nhau, mình gần như chả bắt nhịp được nên chỉ thi thoảng nói vài câu vu vơ rồi lại về phòng. Cho đến 1 hôm tình cơ mình đang ngồi ăn cơm 1 mình ở bếp, thì 1 thằng bạn người Úc học lớp vỡ lòng đi ra. Mình với nó trước đấy chả nói chuyện với nhau mấy (vì rào cảm ngôn ngữ mà), nhưng vì hôm đấy bếp vắng quá buồn nên nó đành bắt chuyện với mình.

Nó hỏi vài câu vu vơ, bằng TA, kiểu mày đang nấu món gì đấy, chiều có tiết học nào ko. Mình thì hiểu nó nói gì, nhưng không trả lời bằng tiếng Anh được , nên quay qua nói lại bằng tiếng Nhật, rồi lại hỏi nó bằng tiếng Nhật. Đến lượt nó, nó nghe chắc cũng hiểu mình hỏi, nhưng ko trả lời bằng tiếng Nhật đc, nên lại nói bằng tiếng Anh. Đương nhiên là 1 thứ TA rất chậm dãi và thi thoảng pha tạp vài từ tiếng Nhật. Cứ thế 2 đứa ngồi nói chuyện với nhau suốt giờ ăn theo kiểu đấy. Hỏi toàn những chuyện linh tinh từ sáng mày hay ăn gì, đến việc sao tự dưng mày sang đây, mày SN ngày bao nhiêu, mày thấy tụi Nhật này ăn cơm chưa cho vào mồm đã khen ngon ko.. Cứ thế nói cả tiếng đồng hồ, cứ 1 đứa tiếng Anh và 1 đứa tiếng Nhật, nhưng vẫn hiểu nhau 😁.

Từ sau đấy mình nhận ra là ngoại ngữ thật ra vai trò quan trọng nhất của nó là để 2 người ko hiểu ngôn ngữ của nhau có thể thông qua đó mà giao tiếp. Dù có thể ko đúng ngữ pháp hay đúng chuẩn nọ chuẩn kia, nhưng khi mình có thể dùng nó để giao tiếp với người ko cùng ngôn ngữ với mình, thì đó đã là 1 thành công rồi. Nhờ buổi nói chuyện với thằng bạn người Úc đó, mà từ sau mình chịu khó giao tiếp tiếng Nhật với các bạn Tây khác hẳn, vì mình nhận ra là dù các bạn ấy đang nói tiếng Anh nhưng khi thấy mình nói chuyện tiếng Nhật là sẽ cố để điều chỉnh theo mình 🙂.

Giờ mình và thằng nhóc người Úc đó vẫn thi thoảng like hay comment qua lại với nhau qua Facebook. Vì nó sinh sau mình đúng 1 tuần, nên nó gọi mình là Big sister, mình gọi nó là Little Bro và cho đến giờ sau mười mấy năm vẫn gọi nhau như vậy.