Đọc sách cùng Mai: Tứ trụ của Uniqlo
Rồi thì cũng tới cuối tuần rảnh rỗi xíu để viết tiếp phần 6 của series ko biết sẽ dài bao nhiêu kì ghi lại vắn tắt những cảm nhận khi đọc cuốn sách dày gần 500 trang về Uniqlo.
Trong phần 4 và 5 vừa rồi chúng ta đã làm quen với bác Sawada và chiến dịch đưa Uniqlo vào Tokyo của bác. Trong phần 6 này chúng ta sẽ làm quen thêm với 1 nhân vật khác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn phát triển thứ 2 của Uniqlo: Tamatsuka Genichi.
* Giai đoạn chuyển mình từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 của Uniqlo thường được nhắc tới trên truyền thông tới với cái tên là ABC改革 (“Cải cách ABC” – trong đó ABC là viết tắt của All Better Change, thay đổi mọi thứ theo hướng tốt hơn). Có 4 nhân vật thường được báo chí nhắc tới như tứ trụ của Uniqlo vào giai đoạn này, bác Sawada và bác Tamatsuka là 2 trong 4 nhân vật đó.
Trước khi vào Uniqlo, bác Tama từng làm ở Asahi Glass – công ty sản xuất thuỷ tinh quy mô lớn thuộc Mitsubishi Group. Bác quen và và thân thiết với bác Sawada từ ngày còn làm ở Asahi vì bác Sawada thời còn làm ở Itochu hay tới Asahi gạ chốt đơn hàng. Vì cùng ham mê thể thao bóng bánh, thi thoảng bác Tama lại rủ bác Sawada đi nhậu cùng hội mê bóng bánh nên 2 bác từ chỗ chỉ biết nhau qua công việc dần trở nên thân thiết rồi coi như huynh đệ.
Hồi bác Sawada đi khỏi Itochu, bác Tama cũng ngạc nhiên vì ko hiểu sao ông anh đang làm tập đoàn lớn lương cao chót vót, tự dưng lại đùng đùng chuyển sang 1 công ty thời trang nào đó ko tên tuổi. Biết vậy nhưng bác cũng ko hỏi nhiều. Bác còn bận sang Canada học lên MBA rồi xong chuyển qua IBM làm nữa.
Một ngày nọ, khi vừa chuyển qua IBM được 4 tháng, còn chưa ấm chỗ thì bác nhận được liên lạc của bác Sawada. Đại ý của bác Sawada là Uniqlo đợt này đang chuẩn bị cải tổ và mở rộng nên muốn đưa IT vào vận hành trong hệ thống, có gì qua đó present đi, biết đâu lại kiếm được cái hợp đồng.
Nghe có miếng mồi ngon nên bác Tama hăm hở đi ngay. Dù chưa hiểu mấy về hệ thống vận hành của Uniqlo, nhưng đi sales là phải chém, nên bác vẫn chém nhiệt tình, present khí thế trước cả bậu sậu Uniqlo ngồi dưới về việc để vận hành tốt thì giai đoạn tới Uniqlo cần đưa hệ thống IT này vào đây này, vào kia này thì mới đảm bảo được cái này này blah blah. Đang chém ngon trớn thì anh Z (chúng ta tạm gọi vậy đi, vì tôi quên biến mất tên anh rồi các bác ạ, nhưng anh cũng là 1 nhân vật trong tứ trụ nha:D) ngồi dưới vặn bảo “Anh dựa trên logic nào mà lại phân tích như trên được nhở” (Ý tỉa là tôi thấy cậu nói chả có tí logic nào đó.
Đang chém gió ngon trớn tự dưng bị vặn hỏi bất ngờ, bác Tama cuống hết cả quít lên, nói năng lộn tùng phèo hết cả. Kết thúc cuộc họp, dĩ nhiên là chả có hợp đồng nào từ Uniqlo cho IBM cả. Đã thế sau khi kết thúc cuộc họp xong, bác Tama còn bị bác Sawada gọi vào chởi cho trận. Bảo sao chú mày sang Canada học hành mà trình bày cái kiểu gì thế, sang đấy chỉ để học tiếng Anh thôi à? Nội dung sao hời hợt nông choẹt thế?
Rồi xong sau khi chởi 1 hồi, bác Sawada quay ra chốt hỏi cậu em là “Thế chú tính thế nào. Cứ đi làm kiểu này ở IBM à? Hay là sang đây làm với anh đi. Chú tính sau này tự khởi nghiệp thì anh nghĩ làm IBM tiếp ko hợp đâu. Ông Tadashii kia hơi dở dở nhưng mà sẽ học được nhiều cái hay đấy. Chú chốt thì để anh nói với ông ý xem thế nào?”.
Ông em đồng ý xong, bác Sawada mới đi đặt vấn đề với bác Tadashii. Dĩ nhiên bác Tadashii làm sao mà đồng ý ngay được, vì bác vẫn còn ấn tượng quá ư là xấu với cậu Tama kia vì cái phốt present dở như gì mà cậu vừa gây ra. Mà chưa kể, sau khi điều tra thì bác mới biết là cái cậu Tama này vốn xuất thân thân từ gia đình có công ty tài chính khá lớn (sau vài lần sáp nhập thì thành Mizuho Group thôi chứ mấy. Mà mấy cái thằng xuất thân công tử như này thì theo bác là thường ko làm nên cơm cháo gì.
Vâng, và cậu công tử bột với màn present phờ lốp sặc sụa ngày đó chính là giám đốc của Lotte Holdings bây giờ, mọi người có thể xem thêm và bác ấy ở đây:
P/S: Đọc xong đoạn này tôi thấy rất được truyền cảm hứng, vì hoá ra nhân tài nào thì cũng có lúc phờ lóp trước đối tác, khách hàng cả anh chị em ạ =)).
@phanphuongmai51 Trong thời điểm ngân hàng Nhật Bản điều chỉnh tăng lãi suất như hiện nay, nên chọn lãi suất cố định hay biến động khi mua nhà? Cùng tham khảo ý kiến cá nhân của bạn Nguyen Van Da và cho mình biết thêm ý kiến cá nhân của bạn nhé. #maichiase ♬ original sound – Mai Ở Nhật