Đọc sách cùng Mai: Cửa hàng đầu tiên của Uniqlo
Kể từ khi biết đến câu chuyện về Mc Donald và nhen nhóm trong đầu ý tưởng về việc thành lập 1 chuỗi cửa hàng thời trang bình dân ở Nhật theo cách riêng ko đụng hàng với thằng nào khác, bác Tadashi bắt tay vào triển khai việc mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1984 ở Hiroshima. (Đoạn này ko thấy nói đến lý do tại sao lại chọn Hiroshima để mở chứ ko phải quê nhà Yamaguchi hay Tokyo nơi bác từng theo học).
Người được giao trọng trách phụ trách khai trương cửa hàng đầu tiên này là 1 người đồng sự đã gắn bó với shop quần áo của bố bác Tadashi từ lâu, và là 1 trong những người hiếm hoi còn ở lại sau khi các nhân viên khác đã dời đi hết vì ko ai chịu được cái tính khó ở của bác sau khi bác thay bố vào tiếp quản công ty :)). Chúng ta tạm gọi bác này là bác A đi, tên hơi dài chữ Hán loằng ngoằng khó nhớ, em đọc thì em biết là bác ấy chứ em còn ko nhớ chính xác tên bác ấy đọc là gì.
Bác A trước phụ trách bán hàng ở shop chuyên đồ comple cà vạt, tóm lại là ko phải kiểu thời trang bình dân, nên quan niệm của bác là khách tới cửa hàng là phải tiếp rồi tư vấn này nọ lọ chai. Đâm ra khi nghe bác Tadashi nói ý tưởng về mở 1 shop quần áo mà nhân viên ko tư vấn khách, chỉ bày đầy hàng ra các kệ như 1 cái kiểu kho chứa hàng thôi, khách thích gì tự lấy, nhân viên chỉ check xem thiếu đồ gì thì bổ sung vào thì bác thấy dị vãi ra. Chưa kể cửa hàng khai trương ko chọn giờ gì lại chọn tầm 6H SÁNG. 6h sáng thì làm quái gì có ma nào đi mua quần áo mà khai với chả trương… Nghĩ thế, nhưng bác vẫn làm theo, vẫn thức đêm thức hôm rồi hôm sau dạy từ sớm để chuẩn bị mở cửa hàng. Đã thế lại còn chuẩn bị cả bánh và sữa để tặng khách vì sợ khách dạy đi mua quần áo sớm đói còn có cái ăn =)). Omotenashi thế cơ mà.
6h khai trương, bác mở cửa hàng từ 4h30-5h sáng. 5h30, rồi 5h45, chờ mãi chả thấy ma nào ra =)). Bác và 1 chú nữa nhìn nhau kiểu “Quả đúng ko sai, giờ này thì làm gì có ma nào đi mua quần áo….”.
Mình chia sẻ trên sóng Radio của NHK, click vào ảnh để nghe nhé ^^
Đọc tới đây lại nhớ đến câu chuyện của bác Ando Momofuku, người đã phát minh ra mì gói . Hồi bác khăng khăng phải có cách nào để làm ra 1 loại mì mà chỉ cần đổ nước sôi vào là thành mì ngon như ngoài tiệm. Mất tới cả năm chả tìm ra, rất nhiều người nghĩ bác dở hơi :)), vì làm gì có loại mì nào như thế. Tuy vậy thì như anh em thấy đấy, cuối cùng thì giờ mì gói đã là thứ quá thường thức trong đời sống của chúng ta.
明日になれば、今日の非常識は常識になっている (câu nói của Ando Momofuku)
Chuỗi cửa hàng quần áo mà người mua tự chọn, tự thử, tự bỏ vào giỏ rồi ra hàng thanh toán của Uniqlo cũng là một 非常識 vào thời đó, giờ thì nó lại thành 常識 rồi . 2 bác này cũng có nhiều điểm giống nhau ghê. Thôi ko lạc đề nữa, quay trở lại câu chuyện về Uniqlo.
Nối tiếp thành công của cửa hàng 1, bác tiếp tục mở cửa hàng thứ 2. Tuy nhiên lần này hơi lỗi một tí nên shop thứ 2 lại ế nứt mắt =)). Lý do tại sao lại ế thì mình sẽ kể tiếp cho các bạn trong phần sau. Chứ mà lại cứ tằng tằng mở ra rồi tăng trưởng vũ bão thì làm gì có chuyện gì để nói nữa phải ko các bác .
Mua Kindle về đọc sách tiện lắm mọi người, mua ở đây nha
À, vào thời này Uniqlo chưa tự sản xuất quần áo để bán theo mô hình SPA (sản xuất và bán lẻ), mà là nhập quần áo của các brand khác (Adidas các kiểu) để bán với số lượng lớn ở cửa hàng các bạn nhé. Bước ngoặt nào đã khiến bác Tadashii chuyển từ mô hình ban đầu sang mô hình SPA này, và câu chuyện 1 bác nhân viên khác phải đi gặp hơn 1500 nhà máy ở Hong Kong để tìm dc ra vài nhà máy có khả năng sản xuất quần áo đạt tiêu chuẩn thì chúng ta sẽ cùng đàm đạo với nhau trong các phần tiếp theo nhé.
@phanphuongmai51 Công việc lụt, quá tải trong tiếng Nhật nói thế nào?? #maichiase ♬ original sound – Mai Ở Nhật