Hướng dẫn khai báo thuế thu nhập affiliate tại Nhật Bản
1. Nghĩa vụ khai thuế khi làm affiliate tại Nhật
Khi kiếm tiền từ affiliate, bạn có nghĩa vụ khai thuế nếu thu nhập vượt quá một mức nhất định. Cụ thể, theo quy định hiện hành, nếu tổng thu nhập sau khi trừ chi phí (tức là lợi nhuận) từ hoạt động affiliate vượt quá 20 man trong một năm, bạn bắt buộc phải làm thủ tục kakutei shinkoku (khai thuế cuối năm). Nói cách khác, thu nhập tính thuế chính là tổng doanh thu affiliate trừ đi các chi phí cần thiết để tạo ra doanh thu đó. Nếu con số này lớn hơn 20 man, bạn phải khai báo và nộp thuế cho khoản thu nhập này.
- Quy định “20 man yên” áp dụng cho trường hợp bạn có thu nhập phụ ngoài lương. Ví dụ, nếu bạn đang đi làm công ty (đã được công ty quyết toán thuế qua 年末調整 cuối năm), thì bất kỳ thu nhập nào ngoài lương (như tiền affiliate, tiền ) trên 20 man yên đều phải khai báo.
-
Lưu ý là 20 man yên ở đây tính trên lợi nhuận ròng – nếu doanh thu affiliate của bạn cao nhưng sau khi trừ chi phí còn dưới 200,000 yên thì chưa vượt ngưỡng phải khai. Ngược lại, dù doanh thu không lớn nhưng chi phí rất ít, chỉ cần lợi nhuận > 20 man là phải khai thuế.
-
Ngoài ra, ngay cả khi thu nhập phụ dưới 20 man yên, bạn vẫn nên cân nhắc khai thuế trong một số trường hợp. Ví dụ, nếu bạn không đi làm công ty hoặc bạn muốn kê khai để được hoàn thuế (trường hợp đã bị khấu trừ thuế tại nguồn trước đó) thì vẫn có thể làm thủ tục khai. Tuy nhiên, về nguyên tắc chung, dưới ngưỡng 20 man yên/năm và không có lý do đặc biệt thì không bắt buộc phải khai thuế cho thu nhập affiliate.
Xem thêm: Các câu hỏi thường gặp về điều chỉnh thuế cuối năm
======= GÓC REVIEW =======

NƠI LÀM VISA THĂM THÂN – BẢO HIỂM – VÉ MÁY BAY UY TÍN
Clink ảnh để xem thêm thông tin chi tiết và lấy mã giảm giá
2. Lưu ý về visa khi làm affiliate ở Nhật
Dưới đây là những lưu ý quan trọng cho một số loại visa phổ biến trong cộng đồng người Việt:
– Visa đặc định (Tokutei Gino) và visa Thực tập sinh kỹ năng
Với visa Tokutei Gino (特定技能) hoặc visa Thực tập sinh (技能実習), bạn không được phép làm thêm bất kỳ công việc nào ngoài công việc được chỉ định trong visa.
Điều này có nghĩa là làm affiliate cũng bị xem là vi phạm tư cách lưu trú.
Theo quy định, người nước ngoài diện Tokutei Gino bị cấm làm các công việc ngoài hoặc làm hai việc song song; nếu bị phát hiện có “副業” (công việc phụ) sẽ bị xử phạt nặng và thậm chí có nguy cơ bị hủy visa, trục xuất khỏi Nhật.
Tương tự, thực tập sinh kỹ năng cũng không được phép làm thêm – họ chỉ được phép làm việc tại đơn vị và công việc ghi trên hợp đồng thực tập. Mọi hình thức kiếm thu nhập bên ngoài (như chạy affiliate, bán hàng online riêng, v.v.) đều không được chấp nhận đối với thực tập sinh.
Vì vậy, nếu bạn đang ở Nhật theo diện Tokutei Gino hoặc Thực tập sinh, hãy tuyệt đối tránh tham gia affiliate kiếm tiền để không vi phạm luật cư trú nhé.
– Visa kỹ sư và visa gia đình
Đối với những người có visa kỹ sư hoặc visa gia đình (家族滞在), việc làm affiliate tuy không bị cấm tuyệt đối như hai trường hợp trên, nhưng vẫn có một số ảnh hưởng và rủi ro cần lưu ý:
- Visa kỹ sư:
Visa này cho phép bạn làm việc trong phạm vi ngành nghề chuyên môn đã được cấp phép (ví dụ kỹ sư IT thì làm công việc IT cho công ty bảo lãnh visa). Nếu bạn làm affiliate – một công việc bên ngoài phạm vi chuyên môn đó – thì có thể bị xem là “hoạt động ngoài tư cách cho phép” nếu không có sự chấp thuận.
Theo luật, người có visa lao động chỉ được làm các công việc thuộc lĩnh vực ghi trong visa; nếu muốn làm công việc khác, cần xin Giấy phép Hoạt động Ngoài Tư cách (資格外活動許可) từ Cục xuất nhập cảnh. Thông thường, cơ quan xuất nhập cảnh ít khi chấp thuận cho người có visa kỹ sư đi làm thêm việc ngoài, trừ khi công việc đó cũng nằm trong lĩnh vực chuyên môn tương tự.
Việc làm affiliate có thể không được coi là cùng lĩnh vực chuyên môn với công việc kỹ sư của bạn, và do đó tiềm ẩn rủi ro. Nếu quy mô và thu nhập affiliate nhỏ, thực tế có thể khó bị phát hiện; nhưng nếu thu nhập phụ quá cao hoặc lộ rõ như một hoạt động kinh doanh riêng, khi xét gia hạn visa, cục xuất nhập cảnh có thể đặt dấu hỏi về việc bạn có vi phạm phạm vi công việc hay không.
Tóm lại, với visa kỹ sư, hãy thận trọng: đảm bảo công việc affiliate không ảnh hưởng đến công việc chính và nếu có thể, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc xin phép trước khi hoạt động ở quy mô lớn.
- Visa gia đình (visa phụ thuộc – 家族滞在):
Visa này về nguyên tắc có thể xin giấy phép hoạt động ngoài (資格外活動) để được làm thêm. Phần lớn khi xin mọi người thường xin loại giấy 包括許可 (không quy định công việc cụ thể, chỉ quy định không được làm quá 28 giờ/tuần) với các công việc có thể xác định một cách khách quan thời gian. Đây chính là loại mà mọi người hay gọi tắt là “dấu làm thêm 28h”.
Trong trường hợp làm affiliate, đây là loại công việc không có giờ giấc cố định, nên nếu đúng luật ra thì các bạn có visa gia đình cần xin 1 loại giấy phép làm thêm riêng khác so với dấu 28h trên, gọi là giấy 個別許可. Tuy vậy, nếu số tiền có được chỉ vài man/tháng không quá nhiều thì hiện Cục XNC cũng không làm gắt phần đó. Nhưng nếu con số này quá lớn thì lại là 1 câu chuyện khác. Ngoài ra, nếu thu nhập từ affiliate quá lớn, vượt qua cả thu nhập của người bảo lãnh, thì khi gia hạn visa Cục XNC cũng có thể đặt dấu hỏi.
– Lưu ý về vấn đề bị tách bảo hiểm, nenkin
Một vấn đề quan trọng nữa mà các bạn theo visa gia đình cần chú ý khi là affiliate, đó là để ý mức thu nhập tối đa để vẫn được coi phụ thuộc bảo hiểm, nenkin của chồng. Ở Nhật, nếu bạn kiếm trên 130万円/năm (khoảng 130 man yên), bạn sẽ mất tư cách phụ thuộc vào người bảo lãnh về mặt bảo hiểm.
Nói cách khác, vượt “rào cản 130 man” thì bạn phải rời khỏi diện bảo hiểm phụ thuộc của chồng/vợ (người bảo lãnh) và tự đóng bảo hiểm y tế, quốc dân riêng. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí bảo hiểm của bạn sẽ tăng lên đáng kể và người bảo lãnh cũng mất 1 phần miễn giảm thuế người phụ thuộc.

3. Các khoản chi phí hợp lệ có thể khấu trừ khi là affiliate
Một ưu điểm khi khai thuế thu nhập từ affiliate là bạn được khấu trừ các chi phí liên quan khỏi doanh thu, chỉ đóng thuế trên phần lợi nhuận. Việc hiểu rõ và liệt kê đầy đủ các khoản chi phí hợp lệ sẽ giúp giảm số thuế phải nộp. Dưới đây là các loại chi phí phổ biến mà bạn có thể kê khai:
-
Chi phí mua hàng để review: Nếu bạn mua sản phẩm/dịch vụ nhằm mục đích dùng thử, viết bài đánh giá (review) và đẩy link affiliate, chi phí mua những sản phẩm này có thể được tính vào chi phí hợp lệ. Lưu ý, bạn nên có hóa đơn hoặc chứng từ mua hàng, và sản phẩm đó nên được sử dụng thực sự cho nội dung affiliate (ví dụ: bạn mua một món đồ gia dụng về dùng và viết bài đánh giá kiếm hoa hồng). Trường hợp bạn mua xong vừa dùng cho bản thân vừa review, hãy phân bổ chi phí hợp lý. Nếu món hàng quá đắt và mang tính tài sản cố định, có thể cần khấu hao.
-
Cước internet, điện thoại: Chi phí internet hàng tháng dùng để vận hành website/blog, upload nội dung, hay liên lạc công việc đều được coi là chi phí kinh doanh. Bạn hãy kê khai tiền cước internet, 4G,… dưới mục “通信費” (chi phí liên lạc). Nếu bạn dùng chung internet cho gia đình (vừa làm việc vừa sinh hoạt), có thể áp dụng 按分 (phân bổ) – ví dụ 50% cho công việc, 50% cho cá nhân – rồi lấy phần công việc làm chi phí. Tương tự, tiền điện thoại nếu bạn dùng để trao đổi công việc hoặc quản lý kênh affiliate cũng có thể tính một phần vào chi phí.
-
Chi phí thuê máy chủ, mua domain, phần mềm: Đối với affiliate làm qua blog hoặc website cá nhân, các khoản như phí thuê hosting/server, phí mua và duy trì tên miền hàng năm, mua chứng chỉ SSL, v.v. đều thuộc nhóm chi phí bắt buộc để duy trì hoạt động và được khấu trừ (thường xếp vào 通信費 hoặc 雑費 tùy khoản). Ngoài ra, nếu bạn mua phần mềm chỉnh sửa ảnh, video, mua theme, plugin cho website, hay đăng ký các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ viết blog (ví dụ Canva, Grammarly bản trả phí…), thì chi phí những dịch vụ/phần mềm này cũng tính vào chi phí hợp lệ (vì phục vụ trực tiếp cho việc tạo nội dung affiliate).
-
Mua sách vở, tài liệu và khóa học: Chi phí mua sách báo, tài liệu chuyên môn để nâng cao kiến thức làm affiliate (ví dụ sách SEO, marketing) được tính là chi phí 研修費/図書費. Tương tự, nếu bạn tham gia các khoá học online, hội thảo, seminar về affiliate/blog (kể cả phí tham dự và tài liệu), cũng có thể coi là chi phí đào tạo phục vụ công việc.
-
Thiết bị làm việc (máy tính, camera, thiết bị thu âm, v.v.): Các thiết bị, công cụ bạn mua để phục vụ cho việc làm affiliate có thể được tính vào chi phí. Ví dụ: mua máy tính mới, máy ảnh, micro, đèn chiếu sáng để quay video review sản phẩm,… đều là khoản đầu tư cần thiết cho công việc.
Ngoài ra, bạn đừng quên những chi phí nhỏ khác có liên quan, chẳng hạn chi phí điện (để máy tính chạy, đèn quay phim – có thể phân bổ một phần tiền điện gia đình cho công việc), chi phí đi lại nếu bạn phải di chuyển để lấy tư liệu (ví dụ đi dự sự kiện ra mắt sản phẩm để viết bài), phí quảng cáo (nếu bạn chạy quảng cáo để kéo traffic cho blog affiliate), phí giao dịch ngân hàng (nếu có phí nhận thanh toán từ nền tảng affiliate), v.v.
Nguyên tắc chung là: bất cứ khoản chi nào phục vụ trực tiếp cho việc kiếm thu nhập affiliate đều có thể là chi phí hợp lệ. Bạn nên tập thói quen ghi chép và lưu trữ hóa đơn cho những khoản này trong năm, đến kỳ khai thuế sẽ tổng hợp lại. Chi phí càng đầy đủ, lợi nhuận tính thuế càng giảm và số thuế phải nộp càng ít.
Xem thêm: Chuyển tiền Nhật – Việt với tỷ giá tốt, phí rẻ trên app Smiles
4. Vậy người làm affiliate nên khai trắng hay khai xanh?
Điều này phụ thuộc vào quy mô và tính chất thu nhập affiliate của bạn:
- Nếu thu nhập affiliate của bạn nhỏ, không thường xuyên, chỉ là nghề tay trái thêm vài man đến vài chục man mỗi năm, và bạn đã có công việc chính ổn định, thì khai trắng có lẽ phù hợp. Lúc này thu nhập từ affiliate thường được coi là “雑所得” (thu nhập vặt), không cần thiết lập hồ sơ kinh doanh đầy đủ. Thực tế, nếu chỉ là雑所得 thì bạn không đủ điều kiện áp dụng khai xanh. Bạn chỉ cần tổng hợp doanh thu, chi phí rồi khai phần chênh lệch đó vào mục “雑所得” trong tờ khai thuế trắng.
- Nếu bạn làm affiliate với quy mô lớn, có thể coi đây là một hoạt động kinh doanh nghiêm túc (ví dụ bạn đầu tư nhiều thời gian, có kế hoạch lợi nhuận dài hạn, thu nhập hàng năm rất đáng kể hoặc affiliate là nguồn thu chính của bạn), thì nên cân nhắc chuyển sang khai xanh. Muốn vậy, bạn cần đáp ứng điều kiện để thu nhập affiliate được xem là “事業所得” (thu nhập kinh doanh) thay vì雑所得.
- Tiêu chí phân biệt không được nêu rõ ràng bằng con số, nhưng thường xét về các yếu tố như: tính liên tục, quy mô, tính chất chuyên nghiệp của hoạt động và việc bạn phụ thuộc vào thu nhập đó để sinh sống hay không. Nếu bạn quyết định coi affiliate là một doanh nghiệp cá nhân, hãy nộp tờ khai mở hoạt động kinh doanh (開業届) với sở thuế, đồng thời nộp đơn xin khai thuế xanh. Khi đó, thu nhập affiliate của bạn sẽ được tính là 事業所得, và đương nhiên đủ điều kiện để khai theo chế độ xanh với mọi ưu đãi của nó.
Tóm lại, khai xanh có lợi về thuế nhưng yêu cầu kỷ luật sổ sách và thủ tục. Bạn nên xem xét quy mô thu nhập affiliate của mình để lựa chọn. Với đa số người làm affiliate như một việc phụ, khai trắng (雑所得) đơn giản là lựa chọn an toàn. Còn nếu bạn hướng tới biến affiliate thành nguồn thu lớn, lâu dài, đừng ngại tìm hiểu thủ tục để chuyển sang khai xanh – số tiền thuế tiết kiệm được có thể rất đáng kể sau vài năm.

Nhiều người không chỉ kiếm tiền từ affiliate mà còn có các công việc làm thêm khác như dịch thuật, thông dịch, viết bài thuê… Vậy việc tính thuế sẽ như thế nào nếu bạn có nhiều nguồn thu nhập phụ?
Trước hết, bạn cần hiểu rằng cơ quan thuế sẽ nhìn vào tổng thu nhập chịu thuế sau khi trừ chi phí của tất cả các nguồn. Điều này có nghĩa là bạn phải cộng dồn lợi nhuận từ mọi công việc ngoài lương (affiliate, dịch thuật, thiết kế freelance, v.v.) trong năm để xác định nghĩa vụ khai thuế.
Quy tắc 20 man yên cũng áp dụng trên tổng này chứ không phải từng khoản riêng lẻ. Ví dụ: nếu bạn lãi 10 man từ affiliate, 15 man từ dịch thuật và 5 man từ viết bài trong cùng một năm, tổng thu nhập phụ của bạn là 30 man – mặc dù từng khoản đều dưới 20, nhưng tổng cộng 30 man > 20 man, bạn vẫn phải kê khai thuế cho khoản thu nhập này.
Ví dụ minh họa:
Anh A đi làm công ty và có vợ con, cuối năm công ty đã quyết toán thuế phần lương. Ngoài ra anh có 3 nguồn thu phụ: affiliate Amazon lãi 18 man, nhận dịch tài liệu tự do được 10 man, và bán đồ handmade online lãi 5 man, tổng cộng 33 man. Vì 33 man > 20 man, anh A phải nộp tờ khai thuế.
Anh chọn khai trắng, điền: mục 雑所得 ghi “thu nhập từ affiliate và freelance” – tổng thu 33 man, tổng chi phí (ví dụ chi phí mua đồ để bán + chi phí internet cho affiliate,…) giả sử 5 man, thì lợi nhuận tính thuế 28 man. Con số 28 man này sẽ được tính thuế thu nhập (theo khung thuế lũy tiến khoảng 5% cho mức này).
Nếu anh A không khai, rủi ro là thuế vụ có thể phát hiện qua đối soát (nhất là thu nhập dịch tài liệu có thể đã được bên thuê báo cáo). Lúc đó anh vừa bị truy thu thuế, vừa có thể bị phạt do chậm nộp.
TỔNG KẾT
Việc khai báo thuế cho thu nhập affiliate có thể phức tạp hơn một chút so với thu nhập lương, nhưng hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ các quy định và cách thức cơ bản. Tóm lại, hãy luôn tuân thủ nghĩa vụ khai thuế khi thu nhập đạt ngưỡng, đồng thời nắm vững quyền lợi (khấu trừ chi phí hợp lệ, lựa chọn khai xanh nếu phù hợp) để tối ưu số thuế phải nộp. Cùng với đó, đừng quên cân nhắc quy định về visa – kiếm thêm cũng tốt nhưng phải đúng luật để bảo vệ tư cách lưu trú của bản thân.
Thu nhập qua thương mại điện tử là một trong những nguồn thu bị sở thuế để ý rất kỹ, nên các bạn có thu nhập vượt ngưỡng hãy chủ động khai báo tránh hệ quả về sau. Thông thường qua 1-2 thậm chí 3 năm đầu không khai bên thuế họ sẽ vẫn nhắm mắt làm ngơ chưa đụng đến, vì khi đó nếu có truy thu thì cũng không được nhiều tiền phạt nộp chậm, phạt không khai. Sau vài năm khi số tiền đã lớn họ mới quét một thể, nên mọi người không nên nghĩ 1-2 năm không khai chả thấy làm sao cả mà chủ quan nhé.
Các bạn cũng có thể xem lại nội dung này trên kênh Youtube của mình:
Nguồn thông tin tham khảo: Các thông tin trong bài được tổng hợp từ hướng dẫn của Cục thuế Quốc gia Nhật Bản (NTA), các bài viết chuyên môn trên trang Money Forward, A8.net và các tài liệu thuế uy tín khác tại Nhật.
Các bạn làm nhiều thì mình khuyên nên đọc thêm hông tin từ nguồn chính thống hoặc hỏi ý kiến 税理士 (chuyên gia thuế) khi cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành. Chúc các bạn thuận lợi trong việc khai báo và quản lý thuế cho thu nhập affiliate của mình!