CHĂM SÓC BÉ SINH NON Ở NHẬT
Anna nhà mình thì nếu tính ra chắc cũng thuộc case sinh non gần kỷ lục. Với điều kiện y tế hiện nay của Nhật, mốc giới hạn sớm nhất mà họ có thể cứu được(tức là tính là sinh non 早産 chứ ko phải sẩy thai 流産) là 22w0d thì Anna sinh lúc 23w5d (mình bị ra máu doạ sinh phải nhập viện lúc 22w6d, sát mốc luôn). Lúc sinh ra thì em cũng là đứa sinh sớm nhất ở NICU lúc đó luôn.
Lúc mới sinh thì mình và cả nhà, nội ngoại ai cũng lo lắng lắm, các bà ai cũng bảo chăm bé sinh non là cực vất vả vì hay ốm,…Nhưng phải nói là do y tế của Nhật support tận răng nên trộm vía Anna rất ít khi ốm vặt, có 1 lần RS với 1 lần chớm viêm phổi nhẹ (là bệnh mà nói chung các bé sinh thường cũng hay gặp) bác sĩ ko yên tâm nên cho vào viện cho nhanh khỏi, xong ra viện là khỏi luôn. Tính ra có khi còn ít ốm hơn chị An hồi bé, trộm vía trộm vía.
Vậy Anna đã được hệ thống y tế của Nhật support như thế nào, mình note ra chút để mọi người tham khảo thêm.
1. Chăm sóc cẩn thận trong NICU:
Với các bé sinh non như Anna thì có lẽ đây là khoảng thời gian quan trọng nhất. Anna được chăm sóc đặc biệt trong viện tổng cộng hơn 4 tháng, đến lúc tuổi hiệu chỉnh được 2w (tức là 2w tuổi nếu tính đúng dự sinh) thì mới ra viện.
Trong thời gian ở trong viện thì em có riêng 1 khoang đựng sữa riêng (bằng gần 1 cái tủ đông nhỏ) trong tủ đông của NICU, hàng ngày mẹ hút sữa cấp đông mang vào rồi các cô sẽ cất trong tủ và cho em ăn vào các bữa. Trong NICU cũng có 1 phòng riêng để các mẹ hút sữa và nghỉ ngơi, có 6 máy hút sữa loại pro của Medela.
Khi Anna lớn hơn chút, đủ để ấp Kanguru thì mỗi khi mẹ tới và bảo muốn ấp em là các cô sẽ chuẩn bị cho 1 ghế ngồi cực thoải mái, rồi set up thiết bị các thứ để mẹ với em thoải mái ôm nhau trong 1 tiếng. Anna còn có riêng 1 quyển Nhật ký để đầu giường, các cô viết lại, chụp ảnh trang trí các kiểu để bố mẹ biết khi ko ở cạnh thì em như thế nào.
Trẻ sinh non hay có bệnh về mắt, nên trong thời gian ở viện, cứ 1-2w Anna lại được bác sĩ chuyên khoa mắt soi mắt để kiểm tra, khoảng 5-6 lần soi như vậy cho tới tận khi ra viện 1 tháng, thấy ok ko phải điều trị gì về mắt thì bệnh viện mới báo ngừng. 1 số bé khác có dấu hiệu cần điều trị như bắn Laze thì cũng dc điều trị kịp thời ngay.
Nói chung phải nói là cực kỳ thoải mái, nên quãng thời gian đi đi lại lại chăm con ở NICU của mình cũng trôi qua vô cùng dễ chịu.
2. Tiêm シナジス 1 tháng/lần để phòng và giảm nhẹ biến chứng khi bị mắc RS:
Các mẹ có con nhỏ chắc nhiều người cũng biết tới RS, con virus hoành hành vào mùa thu đông, tầm từ tháng 9 tới tháng 3 hàng năm, làm trẻ rất dễ ốm, nhất là các bé nhỏ. Đối với trẻ sinh non thì đây là con virus đáng sợ nhất khi còn nhỏ, vì nếu bi thì dễ bị suy hô hấp, biến chứng viêm phổi. Các cụ bảo trẻ sinh non hay ốm có lẽ là do con virus này.
Ở Nhật thì các bé sinh non tuỳ theo số tuần sinh sẽ được ưu tiên tiêm 1 loại vắc xin có tên là シナジス, có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng nếu mắc phải. Chỉ có điều là khác với các vắc xin khác tiêm 1 lần là xong, シナジス là vắc xin thụ động, nên tác dụng đề kháng chỉ có trong 1 tháng, nên trong mùa RS từ tháng 7 tới tháng 3, tháng nào cũng phải tiêm. Mà cái vắc xin này còn đắt lòi ra, liều tiêm theo cân nặng, và theo mình tra thì 1 đứa 3kg thì liều tiêm là 5-6 man, còn lúc tăng lên 6kg là thành 12 man rồi. Tức là tháng nào cũng tiêm vắc xin gần chục man.
Rất may là mũi này 100% là công phí, tức là chính phủ cho hết. Lại nghe nói là cũng 10 năm nay Nhật mới đưa loại này vào công phí, và cũng chỉ có Nhật giàu nên mới mạnh tay thế chứ các nước khác ko phải nước nào cũng được như vậy.
Anna được tiêm mũi này trong 2 mùa, tổng cộng cũng phải 13-14 mũi. Trộm vía có lần lúc 1y bị RS nhưng nhờ có mũi tiêm thần thánh này nên sốt 2 ngày là khỏi luôn, tự chăm ở nhà. Đợt tháng 7 rồi hết tiêu chuẩn tiêm, bị 1 phát bác sĩ sợ tống thẳng vào viện.
3. Được trang bị miễn phí máy oxy tại nhà:
Anna sinh ở tuần thứ 23 nên phổi chưa phát triển hết, vì thế mà thời gian phải sử dụng máy trợ thở so với các bạn khác khá dài. Đến tận lúc ra viện Anna vẫn phải đeo ống trợ thở oxy nhỏ ở mũi. Bạn nào có bé từng phải nhập viện vì suy hô hấp do viêm phổi chắc biết cái vụ trợ thở oxy này. Đại khái là trong khi nồng độ Oxy ở người bình thường thường từ 95-100, thì Anna lúc đấy toàn là 85-90, thi thoảng mới đc 92-93. Mức đó thì bỏ oxy ra vẫn thở được, và nói chung cũng ko nguy hiểm ngay lập tức. Nhưng bác sĩ có nói nếu để lâu thì bé lúc nào cũng như người phải leo núi liên tục ấy, sẽ rất dễ mệt, dễ ốm, ảnh hưởng nhiều cái, nên quyết định cho Anna về nhưng với đk vẫn phải dùng máy oxy trong 6 tháng – 1 năm đầu, cho đến khi bác sĩ cho bỏ.
Máy oxy này bệnh viện trực tiếp liên hệ với công ty thiết bị y tế đem đến lắp tận nhà, hoàn toàn free, kèm theo cả máy đo nồng độ oxy và mạch. Ống thở và bình oxy di động cũng được cung cấp miễn phí, gọi điện là 2 hôm sau ship tới tận cửa luôn, máy lại được bảo trì định kỳ.
4. Được hỗ trợ sau khi ra viện cực tốt:
Trước khi Anna ra viện 1 tuần, mình được bố trí cho ở lại 1 phòng riêng trong NICU, có giường, TV, tủ lạnh đầy đủ,…để làm quen với việc ở bên và chăm con 24/24. Trong đêm ở lại viện, có vấn đề gì là bác sĩ và y tá vẫn vào hướng dẫn dặn dò cụ thể.
Trước ngày Anna về 2 hôm, bệnh viện set up cho mình 1 buổi gặp với tổng cộng…7 người, gồm bác sĩ điều trị chính, y tá trưởng, nhân viên medical care của bệnh viện, nhân viên dịch vụ support tại gia,…để cùng trao đổi về tình hình của Anna từ lúc sinh, những lo lắng của mình khi con về, những khó khăn mình mong được giúp đỡ.
Sau đó bác sĩ điều trị chính thì trực tiếp liên hệ về phòng khám nhi gần nhà mình để nhờ support tiếp tục cho Anna sau khi ra viện, còn các cô medical care thì liên hệ dịch vụ y tá chăm sóc tại gia để bố trí nhờ thăm và hỗ trợ Anna sau khi con về nhà.
Bác sĩ gần nhà mình từ sau đó trở thành かかりつけ医 của Anna luôn, Anna ốm sốt gì là bác sẽ khám, nếu cần thiết là bác gọi thẳng lên bệnh viện để nhờ tiếp quản. Vì thế mà từ bé đến giờ, mỗi lần Anna bị ốm sốt gì mình vẫn rất yên tâm. Sau khi điều trị xong, bệnh viện lại báo về cho bác để bác biết tình hình.
Anna về nhà dịp tháng 9, sau đó trời bắt đầu lạnh, đi ra ngoài vẫn dùng oxy mà phòng khám đông sợ dễ lây nên bác sĩ toàn hẹn 2 tuần 1 lần đến tận nhà khám cho Anna, tiêm phòng cũng ko phải ra khỏi nhà luôn vì bác đến tận nhà. Thậm chí bác đến còn tiện tiêm cho cả chị An. Thuốc bác kê xong thì ko cần ra hiệu thuốc lấy vì bác sẽ dặn nhà thuốc mang đến tận nhà luôn. Nói chung là siêu siêu tiện. Mà hoàn toàn free, chỉ mất mỗi tiền 交通費 300y/ lần.
Dịch vụ y tá tại gia cũng là cứu cánh cho mình thời gian đó. Vì sợ mẹ chăm bé sinh non hay bất an mà ko có ai hỏi, nên bệnh viện có bố trí cho nhà mình sử dụng dịch vụ y tá tại gia. 1 tuần các cô sẽ đến nhà mình từ 1-3 lần, mỗi lần 1 tiếng để thăm Anna, xem tình hình bé như thế nào rồi viết báo cáo lại cho bệnh viện. Nếu bé mà ốm sốt buổi đêm k gọi được ai thì có thể gọi các cô 24/24 để nhờ hỗ trợ,…Hồi đầu ông bà ở cùng nên mình chỉ nhờ các cô đến thăm tuần 1 lần, sau này ông bà về, ngày có khoảng 30p phải đi đón chị An mà ko muốn phải tha em đi theo nên…mình nhờ các cô đến trông giúp. Thế là tuần 2 lần, các cô đến trông và chơi với Anna, thay bỉm, cho uống thuốc, uống sữa,…để mình rảnh tay đi đón chị An và đi chợ. Mà dịch vụ này cũng chỉ mất 400y/ lần tiền…交通費. Các cô follow theo Anna đến tận năm ngoái, lúc em hơn 1t, cứng cáp hẳn rồi các cô mới thôi.
Nói chung cứ mỗi lần nhớ lại những gì mà nhà mình và Anna đã được nhận từ y tế của Nhật thì thật sự thấm thía 1 câu nói trong Konodori, đấy là:
たくさんの試練を乗り越えて赤ちゃんはこの世にやって来る。出産はいつも奇跡の連続だ。
でも奇跡を起こすのは神様だけじゃない。
それが奇跡を起こす力になる。
Đại khái nghĩa là: các em bé phải vượt qua rất nhiều thử thách để đến với thế giới này. Và việc sinh ra một em bé thật sự là một chuỗi những kỳ tích. Nhưng kỳ tích này không phải chỉ do thần thánh đem lại. Mà nó là tấm lòng của cả gia đình, các y bác sĩ, các y tá,..những người ko ngừng cố gắng để bảo vệ sinh linh bé nhỏ ấy. Đấy chính là sức mạnh để tạo nên kỳ tích.