Đọc sách cùng Mai: Cha truyền con nối
Đoạn trước đang ngon trớn nói về việc công ty sau 1 thời gian dài long đong lận đận vụ vay vốn ngân hàng vị gặp phải ông trưởng chi nhánh tính bảo thủ, hay càm ràm thì cuối cùng cũng hoàn thiện xong các điều kiện cần thiết để lên sàn chứng khoán Hiroshima. Sau khi lên sàn, công ty huy động được 1 lượng vốn khổng lồ, giúp Uniqlo có lực đủ để có thể đồng thời mở 1 lúc mấy chục cửa hàng mà ko cần lo giật gấu vá vai như trước nữa. Đúng lúc mọi thứ đang chuẩn bị vào guồng, thành quả đang ở ngay trước mắt thì bác chủ tịch đời đầu, tức bố của bác Tadashii ra đi vì…nghẹn bánh dày.
Tóm lại là mọi thứ đang tập trung nói về bác Tadashii và mọi thứ quanh câu chuyện gây dựng doanh nghiệp toàn cầu của bác thì đùng cái hôm qua chương mới lại bắt đầu bằng việc mô tả 1 trận bóng chày của 1 anh C nào đó. Đọc mãi, đọc mãi 2-3 trang vẫn thấy miêu tả trận bóng chày của 1 nhân vật ko biết là ai luôn, đến mức mình còn tưởng “Ôi giồi ôi biên tập cut paste bản thảo nhầm rồi ”, thì hoá ra là tác giả đang dẫn chuyện để giới thiệu về giám đốc Uniqlo đời thứ 2 =)).
Lại quay trở lại câu chuyện về bác chủ tịch vừa mất ở phần trước. Sau khi bàn giao lại toàn bộ con dấu và tài khoản công ty cho con trai và dặn nó muốn làm gì thì làm, bác ko can thiệp, bác lui về phía sau và…ko can thiệp gì thật. Trong suốt 20 năm sau đó, dù ko ít lần lấn cấn trước việc thằng con chả hiểu suy nghĩ gì cứ đòi vay vốn mở thêm rõ lắm cửa hàng, nhưng bác vẫn giữ đúng lời hứa, ko bao giờ ý kiến ý cò, xen ngang hay tạo áp lực gì, dù quan điểm của bác rất khác.
Ông Yanai Hitoshii- cựu chủ tịch của Fast Retailing
Quan điểm của bác là làm chỉ cần đủ nuôi sống nhân viên và gia đình, có 1 khoản dôi dư ra đủ để an nhàn đến cuối đời là đủ. Mở cửa hàng cũng chỉ nên mở quanh quanh khu mình sống để dễ kiểm soát. Mà với số lượng 10-20 rồi 30 cửa hàng ở quanh khu vực Hiroshima và các vùng lân cận ở thời điểm đó, thì bác thấy thế là quá thừa rồi, ko cần mở thêm lên Tokyo – Osaka hay có tiếng tăm khắp cả nước làm gì.
Cửa hàng quần áo ở Yamanashi, nơi được coi là khởi nguồn của Uniqlo
Nhưng con trai bác ko nghĩ thế. Con trai bác chăm đọc sách và theo toàn các tấm gương lớn trong mảng quản trị doanh nghiệp, và theo các hint mà con trai bác tiếp nhận được từ đó thì Uniqlo phải làm dc 1 cái gì đó to lớn hơn. Phải mở thật nhiều cửa hàng để lấy được ưu thế trở thành 1 thương hiệu quần áo bình dân mà cứ nhắc đến thời trang bình dân là người ta sẽ nhớ tới. Và phải làm thật nhanh trước khi GAP hay các thương hiệu thời trang khác tràn vào Nhật Bản. Mà vậy thì ko thể là 30 cửa hàng mà phải là 100 thậm chí hơn thế, phải lên Tokyo, phải sang Osaka, phải có mặt khắp cả nước…(Mà muốn làm được thế thì phải vay vốn ngân hàng, và đó lại là 1 câu chuyện cãi nhau hề hước mà mình sẽ kể với các bạn sau ).
Nên sự ra đi của bác ngay vào thời điểm Uniqlo vừa lên sàn và bắt đầu khởi sắc là 1 cú shock tinh thần khá lớn đối với con trai bác vào thời điểm đó. Dù 2 bố con chả mấy khi nói chuyện tâm sự với nhau tử tế vì quan điểm trái ngược, và vì sự kì vọng của bố nên con trai bác – bác Tadashii luôn tránh nói chuyện với bố từ lúc còn thanh niên, và dù chả bao giờ thể hiện cảm xúc trước nhân viên, nhưng tới lúc tiễn đưa ông đi bác đã khóc như mưa và nói rằng bố bác vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là người thầy, và vừa là 1 tấm gương để bác nhìn vào mà rút kinh nghiệm ko đi con đường…giống như bố.
Thôi dài rồi, nay mình kể tới đây thôi. Hôm nào mình lại kể lại câu chuyện cãi nhau k hồi kết giữa bác Tadashii và ông chi nhánh trưởng ngân hàng Hiroshima nhá. Câu chuyện cũng khá thú vị và có mấy chi tiết thể hiện rõ cái nết đanh đá của bác này .
@phanphuongmai51 Hôm qua đọc sách mới học dc 2 từ mới hay, phải share ngay với các bác :)). #maichiase ♬ original sound – Mai Ở Nhật