LÀM THẾ NÀO ĐỂ MẸ VỪA ĐI LÀM VỪA NUÔI CON Ở NHẬT

Thật ra trong bài này mình ko định chia sẻ về các tip chăm con nuôi con sắp xếp việc nhà, vì mình ko giỏi mấy cái đấy cho lắm, với lại mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, nên cách làm của nhà này có khi cũng chưa chắc áp dụng được cho nhà khác. Cái mình muốn chia sẻ ở đây, là một số thông tin + suy nghĩ cơ bản cần thiết, để dựa trên đó, các chị em có thể lên kế hoạch sắp xếp công việc + con cái sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất.

1. Thứ nhất là về mặt thông tin

Mình nghĩ trước khi lên kế hoạch có em bé, có lẽ mọi người nên biết một số thông tin cơ bản sau đây, vì nó ảnh hưởng khá lớn tới KINH TẾ + CÔNG VIỆC của các bạn sau này. Mà đây, là 2 yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới việc bạn có thể vừa làm mẹ vừa chăm con ổn thoả hay ko.



■ Nắm rõ được các khoản tiền, chế độ các bạn sẽ được hưởng

Thông thường, sau khi sinh con, thì sẽ có ít nhất vài tháng tới 1 năm là chúng ta sẽ ko đi làm được. Mình biết có rất nhiều mẹ cảm thấy bức bối, stress vì mình ko đi làm được, ko kiếm ra được đồng nào, kinh tế gia đình phải phụ thuộc vào chồng hết. Tuy vậy, ở Nhật có một số chế độ giúp các bạn có thể giải toả được mối lo kinh tế này, nên nếu có ý định có em bé, các bạn nên tìm hiểu thông tin để có sắp xếp kế hoạch sinh con cho hợp lý, tận dụng được hết các chế độ có thể. Có 3 khoản cơ bản như sau:

– Tiền hỗ trợ 42 man khi sinh: Đây là khoản mà hầu như tất cả các mẹ sinh ở Nhật đều nhận được, chỉ cần tham gia vào bảo hiểm quốc dân hay theo baỏ hiểm của chồng. Đọc thêm thông tin về khoản này tại đây.

– Tiền hỗ trợ trong thời gian nghỉ sinh (6w trước sinh +8w sau sinh, có thể du di vài ngày tuỳ ngày sinh thực tế): Đây là khoản tiền mà các mẹ có tham gia bảo hiểm xã hội (shakaihoken) theo công ty mình đang làm (ko phải công ty chồng) có thể nhận được. Thông thường  là các mẹ đi làm full-time hoặc làm part-time nhưng có tự đóng bảo hiểm-nenkin theo chỗ mình làm thì sẽ nhận được. Đọc thêm thông tin tại đây.

-Tiền hỗ trợ trong thời gian nghỉ chăm con cho tới khi con 1 tuổi (có thể kéo dài tới 1.5t) : Đây là khoản tiền mà các mẹ có đóng bảo hiểm thất nghiệp (koyohoken – khoảng mấy trăm yên 1 tháng đó) sẽ nhận được nếu đã đóng bảo hiểm này trên 1 năm. Các mẹ đi làm baito, vẫn theo bảo hiểm của công ty chồng, ko đóng riêng, nhưng khi làm baito có đóng khoản bảo hiểm này thì sẽ vẫn được nhận. Đọc thêm thông tin tại đây.

XEM THÊM: CÁC LOẠI THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CHO BÉ 

 

Điều mình muốn nói ở đây là gì?

Đấy là nếu như các bạn biết rõ mình cần phải tham gia bao lâu, tham gia bảo hiểm gì,…thì sau khi sinh các bạn sẽ nhận được các khoản trợ cấp nào, thì các bạn sẽ biết lên kế hoạch sinh con sao cho phù hợp nhất để sau khi sinh mình ko phải chịu các áp lực về mặt kinh tế.

Ví dụ, nếu bạn nào đi làm full-time mà muốn được hết các chế độ, thì nên lên kế hoạch sao cho từ khi vào làm cho tới khi nghỉ sinh phải trên 1 năm. Chứ nếu để dưới 1 năm đã sinh thì có thể bạn sẽ nhận được khoản 1-2, nhưng khoản 3 thì ko có, mà khoản này khá lớn vì nó kéo dài tới tận khi con 1 tuổi mà . Hoặc các mẹ đi làm baito sẽ biết là nếu mình chịu khó đóng vài trăm yên tiền BH thất nghiệp, thì sau này khi sinh có thể sẽ được hỗ trợ cả mấy man 1 tháng cho tới khi con 1 tuổi,…Dĩ nhiên con cái là của trời cho, ko phải lúc nào cũng tính toán được, nhưng rõ ràng nếu sắp xếp được thời gian hợp lý thì sẽ giảm bớt được tương đối gánh nặng cho mình, mọi người ạ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: REVIEW MÁY HÚT MŨI BABY SMILE

Sắp xếp công việc hợp lý trước khi sinh:

Rất nhiều bạn sau khi học xong, cưới xong thì sinh luôn, sau đó khi con cứng cáp muốn đi xin việc thì lại gặp khó khăn vì các công ty rất ngại nhận người có con nhỏ, dù thực tế tiếng Nhật của các bạn rất khá. Đây là một thực tế mà các bạn nên biết để tính toán thời điểm sinh con cho hợp lý.

Các công ty Nhật rất ngại NHẬN MỚI những người có con nhỏ. Vì sao thì chắc các bạn cũng biết rồi. Giờ làm hạn chế, con nhỏ ốm sốt là phải nghỉ thường xuyên…Vì thế, giữa việc lựa chọn bạn với 1 người chưa có con nhỏ, ko có một ràng buộc nào về thời gian, có thể đi sớm về muộn được, thì rõ ràng người ta sẽ chọn người kia.



Tuy vậy, mọi việc sẽ đỡ hơn nếu bạn là người đã từng làm ở công ty đó vài năm, rồi sau đó nghỉ sinh và quay trở lại làm việc. Vì khi đó, bạn ko phải là người mới nữa, nên công việc trong công ty bạn đã nắm được tương đối, bạn cũng chủ động biết cách sắp xếp công việc và phối hợp với các đồng nghiệp sao cho hợp lý để xử lý công việc khi cần về sớm hoặc nghỉ đón con rồi….các đồng nghiệp thì chắc chắn cũng sẽ dễ thông cảm hơn nữa.

CÁCH TĂNG ĐỀ KHÁNG CHO CON TRONG MÙA ĐÔNG

Trên thực thế mình biết, thì những người đi làm càng lâu trước khi sinh, thì càng dễ quay trở lại công việc cũ sau khi sinh, vì đã có sẵn kinh nghiệm xử lý công việc, và các mối quan hệ trong công ty rồi, nên khi đó công ty có thể điều chuyển mình đi các bộ phận khá linh hoạt, còn những người nghỉ sinh càng sớm, càng ít kinh nghiệm thì càng khó phân công sau khi quay trở lại việc —> càng khó tái hoà nhập… Bản thân mình sinh An sau khi đi làm mới được 1 năm, sau đó quay trở lại làm việc thì do kinh nghiệm 1 năm đầu làm việc chưa có mấy, nên thật sự giai đoạn đầu cũng có rất nhiều khó khăn, trong khi sếp nữ của mình thì khác hẳn… Vì vậy, đây cũng là một yếu tố các bạn nữ đang đi làm và dự tính có em bé nên cân nhắc.

Với lại đi làm 1 thời gian, kinh tế vững rồi, khi đi làm trở lại nếu cần sử dụng tới các dịch vụ hỗ trợ mẹ đi làm mà có mất phí, thì mình cũng có kinh tế để sử dụng hơn ^^.

ĐỌC THÊM: CHUYỆN MUA NHÀ Ở NHẬT – SAO MÌNH LẠI MUA MANSION

2. Thứ hai là về mặt tinh thần

Ai trong chúng ta chắc cũng ít nhiều muốn mình có thể trở thành 1 người mẹ hoàn hảo. Đi làm về xong vẫn có thể nấu cho con các món ăn tươi ngon phong phú, dọn dẹp nhà cửa sạch đẹp,…Tuy vậy, thời gian, sức khoẻ và tinh thần của chúng ta đều có những giới hạn chịu đựng nhất định ^^.

Mình chỉ muốn nhắn các mẹ là chúng ta ko cần cố gắng làm mọi thứ để có thể hoàn hảo như cách của chị A, chị B,..mà các bạn vẫn thấy trên mạng, vì hoàn cảnh của họ có thể khác chúng ta. Và việc cố gắng làm hoàn hảo mọi thứ sẽ làm cho các bạn rất dễ bị mệt và bị nản. Mà thật ra, chúng ta có hoàn hảo đến mấy thì có khi chúng ta cũng vẫn trở thành ác quy trong mắt con trong nháy mắt, chỉ với việc chúng ta thấy rác trên sàn và liệng nó vào thùng rác, nhưng hoá ra mẩu rác đấy là 1 đồ gì đó con chúng ta vừa sáng tạo ra.

Đi làm mệt rồi, các mẹ ko cần cầu kì quá, cứ nấu các món ăn nhanh gọn nhẹ nhưng đảm bảo đủ chất cho con và trong khả năng của chúng ta là được: rau củ luộc, thịt viên luộc, trứng rán, thậm chí là cho gói cà ri ở ngoài hàng ra trộn cùng ít tôm luộc cắt nhỏ và vài mẩu rau cắt nhỏ cho vào cũng là 1 món. Hãy đơn giản hoá mọi thứ, miễn là chúng ta thấy ko mệt mỏi, thế là được.

Nhà cửa việc nhà cái gì có thể sử dụng bằng máy thì hãy tận dụng hết mức, cái gì mệt quá có thể để đến hôm sau .Tóm lại, ko cần cố, hãy làm tốt nhất theo cách của bạn, thế là được.

Hi vọng bài viết của mình có thể đem lại chút thông tin tham khảo cho các mẹ, và chúc các mẹ luôn thật vui với lựa chọn của mình. Đó là điều quan trọng nhất. 

ĐỌC THÊM: HÀNH TRÌNH HỌC TIẾNG ANH Ở NHẬT CỦA AN CHAN VÀ MẸ MAI